The North Face, một trong những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu về sản xuất trang phục, giày dép và phụ kiện. Trong một chiến dịch quảng cáo hợp tác cùng Leo Burnett Tailor Made, hãng thời trang này đã thay thế các bức ảnh trên Wikipedia bằng các bức ảnh có mặt sản phẩm của hãng. Mánh khóe này đã giúp The North Face được lên top danh sách kết quả tìm kiếm của Google Images mà chẳng tốn xu nào.
Trong một đoạn video, công ty này đã diễn giải cho người xem thấy mánh khóe của mình. Cụ thể, mọi chuyến du lịch đều bắt đầu bằng hành động tìm kiếm về điểm đến trên Google, hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong danh sách kết quả tìm kiếm đến từ một bài viết trên Wikipedia. Dựa vào điều này, The North Face đã quyết định chụp những bức ảnh người mẫu đang mặc những sản phẩm của hãng tại những địa điểm du lịch phổ biến như Guarita State Park ở Brazil và Huayna Picchu ở Peru. Sau đó, họ tiến hành sử dụng Photoshop để chèn một sản phẩm The North Face vào một bức ảnh hiện có trên Wikipedia hoặc thậm chí là tráo đổi ảnh của họ với ảnh gốc của trang bách khoa toàn thư mở này.
Đoạn video quảng cáo của The North Face.
Trong video, The North Face còn khoe về cách họ hack các kết quả để đưa sản phẩm của họ lọt vào Google Search. Theo The North Face nói thì họ chỉ cần hợp tác cùng Wikipedia chứ hoàn toàn không trả gì cả.
Nhưng chẳng thể coi hành động của The North Face là hợp tác, bởi nó nhằm mục đích kiếm tiền và điều này vi phạm điều khoản sử dụng dịch vụ của Wikipedia.
Các biên tập viên của Wikipedia chỉ phát hiện ra điều này khi chiến dịch quảng cáo của The North Face bị websit Ad Age bóc mẽ. Ngay lập tức, Wikipedia báo cáo tài khoản người dùng vi phạm quy chế và xóa bỏ hầu hết mọi bức ảnh quảng cáo cho sản phẩm của The North Face.
Theo Ad Age, phản ứng tiêu cực từ công chúng với chiến dịch quảng cáo này đã được Leo Burnett Tailor Made lường trước. Thậm chí ngay cả việc bị bóc mẽ cũng là một cái bẫy của The North Face nhằm giúp tên tuổi của hãng nổi hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét