Trong hàng chục năm qua, kích thước của các công cụ theo dõi sức khỏe nói chung cũng như nhịp tim nói riêng đã thu nhỏ từ kích thước xuống rất nhiều lần, từ cỡ ngang với một chiếc lò nướng bánh của vài chục năm trước thành những chiếc smartwatch nhỏ nhắn có thể mang bên mình mọi lúc mọi nơi. Và trong bối cảnh thế giới công nghệ vẫn đang có tốc độ phát triển vũ bão như hiện nay, việc các thiết bị theo dõi sức khỏe có kích thước nhỏ hơn nữa xuất hiện có lẽ sẽ không phải là điều gì đó quá bất ngờ. Mới đây, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã thử nghiệm thành công công nghệ theo dõi tim trong một chiếc nhẫn thông minh với kích thước cực nhỏ, được hỗ trợ bởi thuật toán học sâu (Deep learning), và họ hy vọng rằng chiếc nhẫn này còn có thể được sử dụng để phát hiện những bệnh lý sức khỏe phức tạp và nguy hiểm hơn, như rung tâm nhĩ, trong tương lai gần.
- AI đã tác động đến cuộc sống hàng ngày như thế nào?
Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc đã được trình bày cụ thể vào đầu tuần này trong khuôn khổ sự kiện Khoa học quốc tế về tim mạch được chủ trì bởi tổ chức Heart Rhythm Society. Trong buổi trình bày, các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh đồng thời các kết quả thu được từ nhiều hệ thống ECG (điện tâm đồ) và máy quang đồ dựa trên cảm biến quang học, đã được triển khai đối với 119 bệnh nhân bị rung tâm nhĩ (AF) trên toàn thế giới, với kết quả thu được từ một mạng lưới thần kinh tích chập (mô hình Deep Learning) được đào tạo thông qua dữ liệu chụp ảnh quang học. Theo đó, mạng lưới thần kinh tích chập này đã đạt được độ chính xác lên tới 99.3% trong chẩn đoán bệnh rung tâm nhĩ, và đạt mức chính xác 95.9% trong chẩn đoán nhịp tim thông thường. Đặc biệt, các con số trên lần lượt lên tới 100% và 98.3% sau khi các mẫu kết quả chất lượng thấp được lọc ra. Các nhà nghiên cứu cho biết mức độ tin cậy trung bình sẽ là 98.6% cho phân loại đúng và 80.5% cho phân loại sai.
- Nâng cao hiệu quả đánh giá tình trạng bệnh trầm cảm bằng các mô hình AI
"Hiệu suất chẩn đoán trong mô hình học sâu này của chúng tôi tương đương với của máy đo oxy xung thông thường ở cấp độ y tế. Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn đánh giá kỹ lưỡng hơn nữa hiệu suất của thuật toán học sâu này với một thiết bị đeo mới được phát triển, có thể được sử dụng trong hoạt động hàng ngày, cụ thể ở đây là một chiếc nhẫn thông minh. Điều này sẽ giúp mang đến tính khả thi cao hơn trong việc sàng lọc nguy cơ rung tâm nhĩ trong cộng đồng. Ngoài ra, chúng tôi cũng hy vọng rằng chiếc nhẫn này có thể được sử dụng để phát hiện rung tâm nhĩ trong một thử nghiệm lâm sàng trong các thử nghiệm lâm sàng", Phó Giáo sư Seoul Eue-Keun Choi thuộc bệnh viện Đại học Quốc gia Hàn Quốc, người đứng đầu nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Hiện tại, trở ngại lớn nhất đối với hiệu quả sử dụng thực tế của các thiết bị đeo thông minh như smartwatch chính là thời lượng pin. Những thiết bị này thường phải sạc hàng ngày hoặc hàng tuần, do đó, triển vọng của việc theo dõi sức khỏe tim mạch một thiết bị đeo nhỏ hơn như nhẫn cũng là một yếu tố khiến các nhà khoa học đau đầu. Tuy nhiên, do không phải dành năng lượng cho những tính năng khác như màn hình, âm thanh hay bộ xử lý phức tạp hơn giống smartwatch, thế nên viên pin siêu nhỏ trên chiếc nhẫn thông minh này vẫn đảm bảo cung cấp đủ điện năng cần thiết cho các bộ phận theo dõi nhịp tim.
- Google ứng dụng AI trong phát hiện các bệnh lý về mắt
Ngoài ra, còn có một rào cản khác ngăn người dùng tiếp cận với các thiết bị đeo theo dõi tim mạch trước đây đó là kích thướng lớn và cực kỳ đắt đỏ. Sự xuất xuất hiện của chiếc nhẫn thông minh mới này hy vọng sẽ giúp tạo nên những thay đổi tích cực hơn trong thị trường thiết bị đeo sức khỏe, biến chúng trở thành những người bạn đồng hành hàng ngày, giá cả phải chăng cho mỗi người.
Nhận xét
Đăng nhận xét